Thi trắc nghiệm từ năm nào?

Thứ năm - 27/08/2020 22:47
Hình thức thi trắc nghiệm đã được áp dụng từ rất lâu, tuy nhiên ít ai biết được nó ra đời bắt đầu từ năm nào. Vậy thi trắc nghiệm từ năm nào? Và cần lưu ý điều gì khi thi trắc nghiệm? Cùng điểm nhanh qua bài viết sau đây của AZtest để trả lời cho những thắc mắc của mình nhé.
Thi trắc nghiệm từ năm nào?
Thi trắc nghiệm từ năm nào?

1. Thi trắc nghiệm từ năm nào?

Thi trắc nghiệm là hình thức khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam thì chỉ mới triển khai trong vài năm gần đây. Vậy thi trắc nghiệm từ năm nào?

Theo TS. Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: “phương pháp thi trắc nghiệm khách quan đã xuất hiện ở Việt Nam nhiều năm. Từ năm 1996, trường đại học Đà Lạt đã áp dụng hình thức thi này, tiếp đó năm 1998 là trường đại học Tây Nguyên, Đại học Quốc gia Tp.HCM cũng thi hình thức này cho khối B từ năm 1999 và tháng 10/2004, Đại học Cần Thơ tổ chức thi tuyển sinh ngành đại học không chính quy bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Thi trắc nghiệm khách quan không chỉ áp dụng ở tuyển sinh đại học, một số trường THCS học chương trình mới cũng áp dụng thi trắc nghiệm.”

Theo thực tế ở Việt Nam, thi trắc nghiệm có từ năm 2008 với 4 môn là Lý, Hóa, Sinh và Ngoại ngữ, nhưng bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả là từ năm 2015 khi mà Bộ GD&ĐT đưa ra phương án tổ chức kỳ thi chung.

2. Các môn thi trắc nghiệm

AZtest xin giới thiệu các môn thi trắc nghiệm qua các năm như sau: 

Các môn thi trắc nghiệm qua các năm

  • Năm 2008 đến năm 2015: Ở giai đoạn này, các thí sinh vẫn phải thi 2 kỳ thi riêng biệt với 4 môn thi trắc nghiệm: Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ.
  • Năm 2015 và 2016: Từ năm 2015 trở đi, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng kỳ thi chung. Thí sinh dự thi sẽ dùng kết quả thi tốt nghiệp THPTQG để xét tuyển vào các trường Đại học - Cao đẳng vì vậy mỗi người chỉ cần chọn thêm những môn liên quan đến khối thi (ngoài Toán, Văn, Anh) để đủ điều kiện xét tuyển. Ví dụ: thí sinh chọn theo khối A1 (Toán, Lý, Anh) hoặc khối D (Toán, Văn, Anh), thí sinh chỉ cần chọn thêm môn Lý là môn tự chọn để thi.

  • Năm 2017 đến nay: Thí sinh dự thi phải trải qua 4 môn thi, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh và 1 môn tổ hợp là Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Xã hội (Sử, Địa, GDCD).

3. Trắc nghiệm khách quan có phải là một điều kiện thích hợp cho việc phát triển yếu tố may rủi trong thi cử?

Cũng theo TS. Nguyễn An Ninh:

Đề thi tự luận rất khó tránh khỏi sự gian lận, thiếu công bằng, không kiểm tra được kiến thức toàn diện của thí sinh vì đề thi chỉ có khoảng 3 - 4 câu nên vẫn mang nhiều yếu tố may rủi, thậm chí tiêu cực do phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người.

Qua nghiên cứu cho thấy, cùng một bài thi nhưng có sự đánh giá chênh lệch đáng kể giữa những người chấm khác nhau, có khi là cùng một người chấm nhưng chấm ở thời điểm khác nhau thì kết quả cũng khác nhau. Trắc nghiệm khách quan khắc phục được các nhược điểm này.

Với việc chấm đề thi trắc nghiệm khách quan hoàn toàn bằng máy quét quang học, chỉ cần 1 đến 2 ngày là thí sinh đã biết kết quả thi, giảm bớt gánh nặng tâm lý căng thẳng vì phải chờ đợi điểm.

4. “5” lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

Theo quy chế thi tốt nghiệp, các thí sinh phải làm bài thi trắc nghiệm trên trên giấy theo quy định của Bộ GD&ĐT. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, thí sinh cần lưu ý một số điểm như sau: 

5 lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm

  • ​​​​​​​Tuyệt đối không nhìn bài bạn bên cạnh. Theo hình thức thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong phòng thi sẽ có mã đề thi riêng, 24 thí sinh là 24 mã đề khác nhau, vì vậy các thí sinh nên tự giác làm bài của mình và đừng nhìn sang bài bạn để chép, điều đó sẽ là “bạn tự hại chính bạn”.
  • Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Nhiều bạn có suy nghĩ rằng thi trắc nghiệm thì rất dễ và đơn giản, nhưng thực tế thì không phải vậy, mặc dù dễ khoanh nhưng nếu không nắm vững kiến thức thì bạn không thể chọn được đáp án đúng khi thời gian cho mỗi câu là quá ngắn và bạn phải đọc và quyết định thật nhanh.

  • Tránh tô nhiều lần vào phiếu trắc nghiệm. Các thí sinh chỉ nên tô đáp án khi thực sự chắc chắn về câu trả lời, không nên tô đi tô lại nhiều lần trong cùng một câu vì mọi bài thi đều chấm bằng máy, máy sẽ không thể biết được rằng bạn đang chọn câu nào và sẽ mất điểm luôn câu đó.

  • Kiểm tra thật kỹ khi phát đề. Khi giám thị cho phép mở đề thi, bạn hãy kiểm tra thật kỹ về số lượng câu hỏi, số trang, giấy có bị mờ, nhòe hay rách nát hay không. Việc kiểm tra sẽ giúp bạn không bị gián đoạn khi làm bài và tránh tâm lý lo sợ khi gặp sự cố.

  • Không được nộp bài khi chưa hết giờ làm bài. Đối với bài thi trắc nghiệm, bạn không nên ra sớm khỏi phòng thi, hãy ở lại và kiểm tra thật kỹ bài làm của mình xem có sai sót, tô thiếu, xóa chưa kỹ,... để tránh mất điểm oan. Ngoài ra, sau khi hết giờ làm bài, bạn phải nộp lại phiếu trả lời và ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.

Trên đây là một số vấn đề về thi trắc nghiệm mà AZtest chia sẻ với bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi. Hãy theo dõi AZtest để xem thêm các bài viết hay và bổ ích về thi trắc nghiệm nhé.

Nếu có điều gì thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0233.777.4455 (Ext 3) để được nhân viên tư vấn hướng dẫn tận tình.

>>> XEM THÊM: Bỏ túi cách ra đề thi trắc nghiệm hiệu quả 99%
Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/thi-trac-nghiem-tu-nam-nao-554.html

Nguồn tin: aztest.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
thitsdha_1
svvattta_1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây