Tuy vậy, HS cần nắm chắc kiến thức tránh nhầm lẫn khi làm bài.
Xác định trọng tâm
Cô Trâm cho hay: Sau khi nghiên cứu cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT môn Vật lý, chương Vật lý hạt nhân có số câu hỏi ít và mức độ dừng lại ở kiến thức cơ bản. Vì thế, HS cần nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài học theo sách giáo khoa. Cụ thể: Phần Cấu tạo hạt nhân cần nắm chắc và hiểu rõ: Hạt nhân mang điện dương, được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn - gọi là các Nuclon. Có hai loại Nuclon là Proton và Nơtron. Phần Kí hiệu hạt nhân: Biết cách viết kí hiệu hạt nhân, từ kí hiệu hạt nhân nêu được cấu tạo hạt nhân.
Phần Đồng vị: Hiểu khái niệm đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có chứa cùng số Proton Z nhưng khác nhau số Nơtron. Phần Đơn vị khối lượng nguyên tử: Khái niệm đơn vị khối lượng nguyên tử và biết cách sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử. Phần Hệ thức Anhxtanh giữa khối lượng và năng lượng: Nắm chắc hệ thức Anhxtanh giữa khối lượng và năng lượng.- Khái niệm năng lượng toàn phần của hạt nhân gồm tổng năng lượng nghỉ và động năng chuyển động của hạt nhân.
Phần Năng lượng liên kết: Hiểu khái niệm độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng của hạt nhân. Chú ý: Năng lượng liên kết riêng càng lớn, hạt nhân càng bền vững. Hạt nhân có số khối trung bình từ 50 - 95 là bền vững. (Fe bền vững nhất). Phần Phản ứng hạt nhân:Khái niệm phản ứng hạt nhân và phân biệt được hai loại phản ứng hạt nhân. Nắm chắc các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân và viết được biểu thức của các định luật. Bảo toàn số nuclôn (số khối): A1 + A2 = A3 + A4. Bảo toàn điện tích (nguyên tử số): Z1 + Z2 = Z3 + Z4. Bảo toàn động lượng. Bảo toàn năng lượng (gồm năng lượng nghỉ và động năng).
Cô Trâm cho biết: Trong quá trình làm bài, thí sinh nhớ: Không có định luật bảo toàn khối lượng, số Nơtron và số Proton; Biết cách sử dụng hai định luật bảo toàn số khối và điện tích để viết phương trình phản ứng hạt nhân; Hiểu và phân biệt được phản ứng thu và tỏa năng lượng. Biết cách tính năng lượng thu vào hay tỏa ra trong phản ứng.
Phần Hiện tượng phóng xạ. Nắm chắc định nghĩa hiện tượng phóng xạ: Là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo) tạo ra các hạt và kèm theo việc phát ra bức xạ điện từ. Hiểu rõ các loại phóng xạ và đặc điểm của tia phóng xạ trong mỗi loại phóng xạ. Hiểu rõ Định luật phóng xạ và các khái niệm chu kì bán rã, hằng số phóng xạ và biết áp dụng công thức của định luật vào làm bài tập; Ứng dụng của hiện tượng phóng xạ.
Phần Các hằng số và đơn vị thường sử dụng: Số Avôgađrô: NA = 6,022.1023 mol-1 ; Đơn vị năng lượng: 1eV = 1,6.10-19 J; 1MeV = 1,6.10-13 J.
Đơn vị khối lượng nguyên tử (đơn vị Cacbon): 1u = 1,66055.10-27kg = 931,5 MeV/c2. Điện tích nguyên tố: e = 1,6.10-19 C. Khối lượng prôtôn: mp = 1,0073u. Khối lượng nơtrôn: mn = 1,0087u. Khối lượng electrôn: me = 9,1.10-31kg = 0,0005u.
Tránh mất điểm
Theo cô Trâm, khi làm đề Vật lý khó khăn nhất với HS là cách sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, đơn vị đo năng lượng trong cách tính năng lượng hạt nhân. Nhiều em nhầm lẫn giữa năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng để biết về mức độ bền vững của hạt nhân; Phản ứng thu và tỏa năng lượng hoặc khó nhớ đặc điểm của các tia phóng xạ. Vì vậy khi học, các em cần chú ý các vần đề đó để tránh nhầm lẫn.
Trong đề tham khảo lần 2 Kỳ thi THPT năm 2020 của Bộ GD&ĐT có: Câu 19: Xác định số Nuclon trong hạt nhân qua kí hiệu hạt nhân. Các em chỉ cần nhớ cách viết kí hiệu hạt nhân là trả lời được ngay. Câu 20: Nêu khái niệm tia phóng xạ, các em cũng chỉ cần nhớ các tia phóng xạ trong bài phóng xạ. Câu 30: Tính năng lượng liên kết của hạt nhân khi cho biết độ hụt khối, thí sinh nhớ công thức tính năng lượng liên kết và cách sử dụng đơn vị năng lượng là tính toán được.
>>> XEM THÊM: Tạo đề thi trắc nghiệm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm Lý lớp 12
[AZTEST]
>>> Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/chuong-vat-ly-hat-nhan-mon-vat-ly-tranh-mat-diem-vi-nham-khai-niem-505.html