Nguồn gốc của thi trắc nghiệm
Theo nghĩa chữ Hán thì “Trắc” là đo lường, “Nghiệm” là suy xét, là chứng thực. Đây là một sáng kiến của một nhà khoa học người Mỹ nghĩ ra để đánh giá trí thông minh của con người. Sau đó bộ trắc nghiệm đầu tiên được biên soạn bởi 2 nhà tâm lý học người Pháp.
Có các loại hình trắc nghiệm phổ biến là:
Nhiệm vụ của học sinh là phải tìm và ghép đúng nội dung ở phần 1 và phần 2 lại thành một câu hoàn chỉnh
Thi trắc nghiệm THPT ở Việt Nam có từ năm nào?
Ở Việt Nam, thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trắc nghiệm có từ năm 2008 với 4 môn là Lý, Hóa, Sinh và Ngoại ngữ, nhưng bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả là từ năm 2015 khi mà Bộ GD&ĐT đưa ra phương án tổ chức kỳ thi chung. Trước lo ngại về hình thức trắc nghiệm được áp dụng đại trà sẽ không hiệu quả, Bộ GD&ĐT khẳng định: “việc chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm không gây ảnh hưởng đến cách học, cách dạy và không làm thay đổi sự chuẩn bị từ trước của thí sinh”.
Trong những năm qua, việc tổ chức thi trắc nghiệm đã thể hiện được tính ưu việt của nó như: mỗi thí sinh có một mã đề riêng, các bài thi được chấm trên máy tính, điều này làm tạo sự uy tín cho kết quả thi, các tiêu cực sẽ được hạn chế tối đa trong quá trình coi thi và chấm thi. Ngoài ra, đây cũng chính là cách để khắc phục tình trạng học lệch, học tủ, có thể phát huy được hết năng lực của thí sinh.
Sự ra đời của bài thi trắc nghiệm ở Việt Nam
Cách thức tổ chức thi trắc nghiệm THPT ở Việt Nam như sau:
-
Đơn vị tổ chức thi cho thí sinh: Khác với kỳ thi những năm trước 2014. Năm 2015, các thí sinh sẽ dự thi kỳ thi chung theo cụm. Nếu thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp thì chỉ thi ở cụm do Sở GD&ĐT chủ trì. Riêng với những thí sinh có nhu cầu vừa xét tốt nghiệp vừa xét đại học thì sẽ phải thi ở cụm do các trường đại học chủ trì, mỗi cụm phải có từ 2 tỉnh trở lên và phải đảm bảo điều kiện ăn, ở cho tất cả thí sinh. Năm 2016, các tỉnh sẽ tự tổ chức một cụm thi đại học và một cụm thi tốt nghiệp. Từ năm 2017 đến nay, mỗi tỉnh thành chỉ có một cụm thi do Sở GD&ĐT chỉ thị.
-
Đối tượng được tham dự trong kỳ thi: Tất cả các học sinh đã học hết chương trình phổ thông hoặc các chương trình tương đương, những người chưa có bằng tú tài hoặc những người đã tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng thi tuyển đại học, cao đẳng.
-
Điểm thi và cách thức xét tốt nghiệp: Mức điểm tối thiểu để xét tốt nghiệp là 5 điểm. Nó được tính bằng tổng điểm của 4 môn thi, điểm trung bình lớp 12 và điểm ưu tiên (nếu có). Năm 2015, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi bao gồm 1 giấy cho nguyện vọng 1 và 3 giấy cho các nguyện vọng còn lại. Từ năm 2016 trở đi, mỗi thí sinh chỉ nhận được 1 giấy chứng nhận kết quả thi.
-
Môn thi và cách chọn: Tùy vào năng lực và khối ngành đăng ký mà thí sinh có cách chọn môn thi khác nhau
- Năm 2015 và 2016: Trong 2 năm này, chẳng hạn thí sinh chọn theo khối A1 (Toán, Lý, Anh) hoặc khối D (Toán, Văn, Anh), thí sinh chỉ cần chọn thêm môn Lý là môn tự chọn để thi, bởi lẽ đối với môn thi trắc nghiệm này thí sinh sẽ dễ ăn may khi gặp câu hỏi khó và rất dễ lấy điểm cao.
- Năm 2017 đến nay: Thí sinh dự thi phải trải qua 4 môn thi, trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh và 1 môn tổ hợp là Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Xã hội (Sử, Địa, GDCD). Theo hình thức này, số đông các thí sinh đều chọn thi tổ hợp Xã hội vì chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm và đương nhiên là số thí sinh chọn thi tổ hợp Tự nhiên là rất ít.
- Năm 2019: Sau vụ gian lận thi cử năm 2018, Bộ GD&ĐT đã đề ra những thay đổi quan trọng nhằm tránh lặp lại sai phạm nghiêm trọng, ngoài thay đổi về nội dung thi chủ yếu là kiến thức lớp 12, Bộ đã đưa ra một số thay đổi khác, cụ thể:
- Việc chấm thi sẽ do các trường đại học đảm nhiệm dưới sự giám sát của Bộ GD&ĐT. Các địa phương chỉ đảm nhiệm phần chuẩn bị cơ sở vật chất và chấm thi các bài tự luận.
-
Toàn bộ các khâu từ coi thi tới lưu giữ bài thi được quản lý chặt chẽ với hệ thống Camera an ninh 24/24.
-
Sẽ công bố chi tiết phân tích kết quả thi trước khi công bố kết quả chính thức.
-
Thí sinh hệ tự do, GDTX được thi chung với các thí sinh khác, không tổ chức thi riêng như mọi năm….
- Năm 2020: Do những tác động không đáng có của đại dịch COVID 19 nên việc tổ chức kỳ thi quốc gia bị hoãn và trở lại kỳ thi tốt nghiệp THPT với cách thức giống với kỳ thi quốc gia nhưng mục đích chỉ để xét tốt nghiệp. Các trường đại học có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn cứ để xét tuyển đại học.
Đánh giá về sự đổi mới từ khi áp dụng hình thức thi trắc nghiệm THPT
Sau khi xem xét về phương pháp thi mới, AZtest đánh giá việc đổi mới này tồn tại cả những hạn chế lẫn ưu điểm nhưng ưu điểm vẫn có phần nổi trội hơn.
Một vài đánh giá về sự đổi mới
Hạn chế của sự đổi mới
Năm 2017 là năm có sự đổi mới trong hình thức thi tốt nghiệp THPT mạnh nhất bởi không chỉ các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ mới thi trắc nghiệm mà có cả Toán, Sử, Địa, GDCD. Đây là sự thay đổi nhận được nhiều ý kiến nhất từ trước đến nay. Sau khi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPTQG năm 2017, ta có thể thấy rằng, việc tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán và một số môn Khoa học Xã hội đã dẫn đến kết quả là có nhiều điểm liệt, vì một số lý do như: thí sinh rất lười, nhác và ỉ lại, cứ nghĩ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các bạn xung quanh nên không chịu ôn tập và chủ quan rằng nếu thi trắc nghiệm thì rất dễ đánh “lụi”, rất dễ để qua môn...
Cũng vào năm đầu tiên thực hiện thi trắc nghiệm theo phương pháp mới, việc xuất hiện số lượng lớn điểm 10 và đẩy điểm sàn của các trường đại học lên rất cao đã khiến cho dư luận nghĩ rằng đề thi là quá dễ và không phân hóa được thí sinh. Bên cạnh đó là các rủi ro dễ thấy như khoanh bừa và tô phiếu trả lời chưa đúng kỹ thuật và một phản ảnh thực tế nổi bật hơn cả là xuất hiện tiêu cực ở khâu chấm thi vào năm 2018.
Ưu điểm của sự đổi mới
Không thể phủ nhận được rằng việc đổi mới này đem đến nhiều ưu điểm đáng kể như việc thi theo hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi chung đã lồng ghép được sự công bằng, khách quan của kỳ thi xét tuyển Đại học và làm nhẹ nhàng kỳ thi xét công nhận Tốt nghiệp. Với việc đổi mới cách ra đề, cả thí sinh và giáo viên phải rất nỗ lực trong khâu ôn luyện bởi lẽ kiến thức rất rộng và sâu nên sẽ tránh được tình trạng học vẹt, học tủ như trước. Hơn nữa, việc tổ chức các kỳ thi chung sẽ giảm bớt chi phí tổ chức, in ấn và giảm tình trạng luyện thi đại học tràn lan. Bên cạnh đó, thay vì phải đưa con đi xa để dự thi nhiều lần thì bây giờ chỉ cần ở tại địa phương và chỉ đi thi 1 lần.
Trên đây là một vài chia sẻ của AZtest về câu hỏi: “Thi trắc nghiệm từ năm nào?” mà các bạn có thể tham khảo. Hãy đến với www.aztest.vn, hệ thống cung cấp website trắc nghiệm trực tuyến cho các cá nhân, trường học, doanh nghiệp... có nhu cầu cung cấp đề thi trực tuyến cho người dự thi. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
Chúc các bạn ôn tập và thi thật tốt!
>>> XEM THÊM: Có nên thi trắc nghiệm môn Toán?
Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-thong-bao/thi-trac-nghiem-thpt-co-tu-nam-nao-542.html