Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?

Thứ hai - 31/08/2020 23:39
Năm 2017 là năm nổi lên về vấn đề thi trắc nghiệm môn Toán và các môn tổ hợp, theo đó Bộ sẽ chia ra 2 bài thi tổ hợp chính là Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Xã hội (Sử, Địa, GDCD). Đối với các môn Toán và tổ hợp Xã hội, đây là sự thay đổi hoàn toàn về hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm, còn riêng với các môn tổ hợp Tự nhiên thì đã bắt đầu thi trắc nghiệm từ trước. Vậy các môn đó bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào? Phương thức thi ra sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?
Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?

1. Thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?

Trên thế giới người ta đã bắt đầu triển khai việc đánh giá học sinh thông qua bài thi trắc nghiệm từ rất lâu (Ở Mỹ từ năm 1926...) và riêng ở Việt Nam thì chỉ mới bắt đầu áp dụng thi trắc nghiệm từ năm 2016 với 4 môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học. 

Trong năm đầu tiên tổ chức thi trắc nghiệm (năm 2007) đã xuất hiện một số điều chưa ổn trong việc soạn đề thi trắc nghiệm như:

Ông Ngô Văn Thành - tổ trưởng bộ môn Vật lý trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) khẳng định: “Đối với môn Vật lý thì thi theo hình thức trắc nghiệm tốt hơn tự luận nhiều, vấn đề là người ra đề có thể hiện được cái tốt đó hay không". Ông Thành cho rằng: "Đề thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007 chấp nhận được, nhưng đề tuyển sinh ĐH 2007 chưa phân hóa được học sinh giỏi, làm cho việc tuyển chọn sinh viên chưa thật công bằng."

Đối với môn Sinh, tổ trưởng bộ môn Trần Ngọc Danh (THPT chuyên Lê Hồng Phong) cho rằng: “Đề tuyển sinh ĐH 2007 quá dễ, thậm chí còn dễ hơn đề tuyển sinh vào CĐ 2007. Điều này đưa đến kết quả điểm thi vào các trường ĐH Y Dược rất cao, trong đó có rất nhiều điểm 9, 10 ở môn Sinh và cả môn Hóa (khối B). Chính điều này đã dẫn đến mâu thuẫn: thi vào Y Dược (khối B) nhưng điểm quyết định không phải là hai môn chính của khối B (Sinh và Hóa) mà là môn chính của khối A (môn Toán)!” 

Bà Bùi Phương Trinh - tổ trưởng bộ môn Hóa (THPT chuyên Lê Hồng Phong) cũng thừa nhận: :”Đề thi tốt nghiệp năm 2006-2007 hợp lý, nhưng đề tuyển sinh ĐH môn Hóa khối A rất nặng về tính toán (nên bớt lại), còn thiếu những phần ứng dụng trong thực tế.”

2. Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT của 3 môn Lý, Hóa, Sinh qua các năm

Đề thi trắc nghiệm qua các năm có sự khác nhau như thế nào, hãy theo dõi ngay sau đây nhé

Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT của 3 môn Lý, Hóa, Sinh qua các năm
  • 2008 - 2014: Đây là giai đoạn đã tổ chức thi trắc nghiệm nhưng thi theo 2 kỳ thi riêng biệt: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học - Cao đẳng. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức thi trắc nghiệm với các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ. Tuy nhiên, tùy theo hệ giáo dục là giáo dục phổ thông hay giáo dục thường xuyên thì sẽ có các môn thi cụ thể khác nhau
    Mỗi một bộ đề sẽ có 2 phần: Phần chung cho 2 ban và phần riêng bao gồm: Theo chương trình chuẩn; Theo chương trình Nâng cao. Thí sinh dự thi chỉ được chọn 1 trong 2 phần để làm bài thi. Riêng với hệ giáo dục thường xuyên thì không có phân ban.
    Cấu trúc cho một bài thi gồm 40 câu hỏi, trong đó phần chung có 32 câu và phần riêng là 8 câu.

  • 2015 - 2016: Ở giai đoạn này, Bộ GD&ĐT đã đổi mới trên nhiều phương diện, cả về việc triển khai kỳ thi chung (gộp kỳ thi xét tốt nghiệp với xét tuyển sinh ĐH - CĐ lại thành một) và gộp 2 phần kiến thức trong đề thành một bộ đề thi hoàn chỉnh, không phân ban như các kỳ thi trước.
    Mỗi bài thi sẽ gồm 50 câu hỏi theo thứ tự tăng dần mức độ, đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

  • Từ năm 2017 đến nay: Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai kỳ thi chung, tuy nhiên ở năm này, các thí sinh sẽ thi trắc nghiệm qua 4 bài thi, trong đó Toán, Văn, Anh là ba môn bắt buộc và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp: Tự nhiên hoặc Xã hội. Để xét tuyển Đại học, thí sinh có thể đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp khối xét tuyển. Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được Sở GD&ĐT xem xét, quyết định cho phép thí sinh chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
    Cấu trúc bài thi trắc nghiệm môn Toán, Ngoại ngữ là 50 câu trong thời gian 90 phút; Riêng với bài thi tổ hợp, mỗi bài thi sẽ có 120 câu và làm trong thời gian 150 phút, tức là mỗi môn trong bài thi có 40 câu làm trong thời gian 50 phút.

3. Phương pháp “Lụi” trắc nghiệm môn Lý - Hóa - Sinh hiệu quả

Trong các đề thi chắc chắn sẽ có những câu hỏi bạn không thể làm được, vì vậy “Lụi” là một cách ăn may mà bạn cần biết, nhưng “lụi” như thế nào thì hiệu quả, hãy bỏ túi những mẹo của AZtest như sau:

Phương pháp “Lụi” trắc nghiệm môn Lý - Hóa - Sinh hiệu quả
  • Bạn hãy liệt kê tất cả các đáp án mà bạn cho là chính xác xem tất cả được bao nhiêu câu A đúng, B, C, D tương tự. Ví dụ: bạn làm đc 26 câu chắc chắn đúng, trong đó: 3 câu A + 8 câu B + 8 câu C + 7 câu D => trong 24 câu còn lại bạn cứ điền A toàn bộ, sẽ đúng đc thêm ít nhất 10 câu nữa nghĩa là được thêm 2 điểm nữa (cái này mang tính lý thuyết).

  • Để thí sinh không thể chọn ngay đáp án, xung quanh đáp án đúng thường có những đáp án nhiễu. Thông thường 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, và khi đó có thể suy luận 1 trong 3 đáp án chắc chắn là đáp án đúng. Từ đó có thể loại được đáp án khác hoàn toàn còn lại.
    Ví dụ: Một câu hỏi về hóa học như sau: “Để đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol 1 ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2. Mặt khác nếu cho 0.1 mol X td vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd màu xanh lam, giá trị m và tên gọi của X là:

A. 4,9 và glixerol

B. 4,9 và propan-1,3-điol

C. 9,8 và propan-1,2-điol

D. 4,9 và propan-1,2-điol ”

⇒ Như nguyên tắc ở trên, ta có thể loại ngay đáp án C vì có số “9,8” khác với những đáp án còn lại, cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol Từ đây suy ra D là đáp án đúng.

  • Nếu trong 4 phương án mà có 2 phương án là phủ định của nhau, thì đáp án đúng chắc chắn là 1 trong 2 câu đó. Ví dụ: “Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí. Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2:

A. Áp suất chất khí giảm;

B. Thể tích chất khí tăng;

C. Nhiệt độ chất khí thay đổi;

D. Nhiệt độ chất khí không đổi.”

⇒ Đối với câu hỏi này, bạn không cần bận tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 – 50 rồi.

  • Khi tính ra đáp án rồi cũng đừng nên vội vàng “tô vòng tròn” khi bạn tính ra con số trùng với phương án trả lời. Mỗi đại lượng đều phải có đơn vị đo phù hợp nữa. Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

A. 100 J;

B. 100 W;

C. 1000 W;

D. 1 kJ.

⇒ Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này….

Thi trắc nghiệm Lý Hóa Sinh 

Trên đây là một vài vấn đề liên quan đến câu hỏi “Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?” mà AZtest chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong các bài thi sắp tới của mình.

Trong quá trình sử dụng AZtest, nếu có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0233.777.4455 (Ext 3) để được nhân viên tư vấn hướng dẫn tận tình.

>>> XEM THÊM: Thi trắc nghiệm từ năm nào?
Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/ly-hoa-sinh-bat-dau-thi-trac-nghiem-thpt-tu-nam-nao-557.html

Nguồn tin: aztest.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
thitsdha_1
svvattta_1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây