1. Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào?
Thi trắc nghiệm môn Toán được Bộ GD&ĐT đưa ra để lấy ý kiến từ ngày 28/8/2016 và sau 1 tháng, ngày 28/9/2016 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã chủ trì họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPTQG năm 2017, theo đó môn Toán được tổ chức thi trắc nghiệm.
2. Cấu trúc đề thi môn Toán THPTQG
Mỗi đề thi trắc nghiệm môn Toán bao gồm 50 câu hỏi trong thời gian 90 phút, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm. Dưới đây là ma trận đề thi trắc nghiệm môn Toán cho kỳ thi tốt nghiệp THPTQG.
Ma trận đề thi trắc nghiệm môn Toán
3. Ưu điểm và hạn chế của việc thi trắc nghiệm môn Toán
-
Ưu điểm:
-
Có thể tin học hóa: Tất cả bài thi đều được chấm trên máy và trong tương lai có khả năng sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính.
-
Thành thạo máy tính Casio là một lợi thế: Với sự hiện đại của máy tính cầm tay như ngày nay thì việc giải các câu khó trong bài không còn là vấn đề khi bạn đã thành thạo máy tính Casio, không cần tính toán lâu, chỉ cần 30s nhập vào máy tính thì sẽ cho ra kết quả ngay.
-
Giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí: Thi trắc nghiệm môn Toán vừa giúp rút ngắn thời gian thi, chi phí tổ chức (vì tổ chức thi tập trung), bên cạnh đó còn tiết kiệm thời gian coi thi, chấm bài, thời gian đợi kết quả và một số chi phí như: ăn ở, đi lại trong quá trình diễn ra kỳ thi.
-
Nhược điểm:
-
Thụ động trong cách làm bài: Đối với môn Toán, việc thi trắc nghiệm làm giảm tư duy của học sinh, không chỉ không đánh giá được cách làm, cách suy luận logic mà còn khiến học sinh trở nên máy móc, thụ động khi cứ lệ thuộc vào máy tính Casio và đánh bừa.
-
Áp lực về thời gian: Chuyển sang thi trắc nghiệm thì bài thi sẽ bị rút ngắn thời gian, thí sinh chỉ có 1,2 phút cho mỗi câu nên dẫn đến tình trạng đánh bừa, đánh đại.
-
Khó khăn trong việc biên soạn đề: Đối với những giáo viên vùng cao hay những giáo viên đã lớn tuổi, việc biên soạn đề gặp rất nhiều khó khăn vì không thành thạo máy tính, việc tổ chức thi trắc nghiệm sẽ khiến họ khó biên soạn đề vì quá nhiều câu hỏi và rất mất thời gian….
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm về Ưu và nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT Quốc gia tại đây
4. Thi trắc nghiệm môn Toán: Các chuyên gia nói gì?
Sau đây là một vài trích dẫn câu nói của các chuyên gia về thi trắc nghiệm môn Toán, cụ thể như sau:
Các chuyên gia nói gì về việc tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán
Trước ý kiến phản đối thi trắc nghiệm môn Toán, GS.TS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho rằng: “Cần phải nhìn vào mục đích của kỳ thi để đánh giá. Đây không phải là kỳ thi tuyển chọn nhân tài mà là kỳ thi THPT quốc gia. Việc sàng lọc chỉ mang tính chất phân loại: Loại này thì có thể vào đại học, loại này thì không đủ năng lực vào đại học. Còn nếu thi tuyển để chọn nhân tài thì đương nhiên không nên thi trắc nghiệm môn Toán".
GS.TS Lâm Quang Thiệp nói thêm “Chất lượng của hình thức thi trắc nghiệm được quyết định bằng chất lượng của đề thi, và đề thi khi đầu tư nhiều thời gian sẽ có thể làm tốt. Nhưng chất lượng thi tự luận lại phụ thuộc vào năng lực của người chấm thi. Đối với kỳ thi như thi THPT quốc gia, ta không thể có được đội ngũ 100% người chấm có trình độ chuyên môn cao để chấm được hàng triệu bài thi một cách chất lượng trong một thời gian ngắn. Do đó, thi trắc nghiệm với bài thi chấm bằng máy tính sẽ là lựa chọn phù hợp hơn”.
Đồng quan điểm với GS.TS Lâm Quang Thiệp, TS Phạm Xuân Thanh cũng khẳng định: “Không có chuyện thi trắc nghiệm làm mất đi tư duy logic Toán học của học sinh. Bởi lẽ, để xác định đáp án đúng cho các câu hỏi, nhất là những câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao thì buộc học sinh vẫn phải giải một số bước của bài toán nhưng không nhất thiết là trình bày đầy đủ theo trình tự từng bước như thi tự luận trước đây.”
Ông Thanh nói thêm: “Từ dữ liệu đề thi, thí sinh có thể giải nhanh một số bước để định hình đáp án đúng; đó là tư duy nhận biết nhanh đáp án đúng của học sinh. Các em cũng có thể dùng khả năng phán đoán để lọc ra những câu trả lời sai rồi vận dụng khả năng giải quyết vấn đề để giải một số bước và cho ra đáp án chính xác cuối cùng. Đây chính là tư duy logic Toán học - điều không thể thiếu để lựa chọn được đáp án đúng trong thi trắc nghiệm môn Toán”.
Một số ý kiến của chuyên gia Toán học về hình thức thi trắc nghiệm
Bên cạnh đó, lại có các ý kiến trái chiều như:
Thầy Trần Mạnh Hùng, giáo viên dạy toán trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói rằng: “Sau khoảng 3 năm áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán, hầu hết các giáo viên đều thấy môn Toán của học sinh đang "nát dần đều". Trong khi trước đó, ở bậc tiểu học, cấp 2, các thầy cô đã dày công luyện cho các em các phẩm chất quan trọng và đáng quý từ môn Toán thì lên cấp 3 lại bị phủ định, đổ hết xuống sông xuống biển. Học sinh học Toán một cách ngây ngô, làm ngược, nhìn từ ngọn xuống để chọn được đáp án nhanh nhất, không đi từ gốc lên. Nếu điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc học Toán của học sinh, những đặc điểm của môn Toán cũng mất đi”.
Thầy Trần Mạnh Tùng, Giáo viên Toán Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho rằng: “Có những em bị “ngộ máy tính”, khi làm bài môn Toán chỉ lăm lăm cái máy tính mà không biết mình đang làm gì. Thành quả các năm tiểu học và THCS bị phương pháp thi trắc nghiệm Toán cuốn bay hết”.
Theo ý kiến riêng của AZtest, trong thời kỳ hiện đại, việc tổ chức thi trắc nghiệm là phù hợp và tạo nhiều lợi thế cho sự phát triển đất nước, và trong tương lai, nếu có thể tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính nữa thì có thể nói đây là thành công vượt bậc mà không phải đất nước nào cũng có thể làm được.
Trên đây là một vài vấn đề xung quanh câu hỏi Thi Toán trắc nghiệm từ năm nào? mà AZtest chia sẻ. Cám ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn ôn tập và thi thật tốt.
Trong quá trình sử dụng AZtest nếu có điều gì thắc mắc liên hệ ngay theo số hotline 0233.777.4455 (Ext 3) để được nhân viên tư vấn hướng dẫn tận tình.
>>> XEM THÊM: Lý - Hóa - Sinh bắt đầu thi trắc nghiệm THPT từ năm nào?
Nguồn: https://aztest.vn/news/tin-tuc-giao-duc/thi-toan-trac-nghiem-tu-nam-nao-560.html