Thi trắc nghiệm bắt đầu được áp dụng từ lúc nào?

Thứ năm - 18/11/2021 08:12
Hình thức thi trắc nghiệm hiện nay đã rất quen thuộc với các thế hệ học sinh, nhưng thi trắc nghiệm được áp dụng vào giáo dục từ khi nào và đặc điểm của thi trắc nghiệm là gì chắc hẳn vẫn chưa được nhiều người biết đến. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn vướng mắc trên.
Thi trắc nghiệm bắt đầu được áp dụng từ lúc nào?
Thi trắc nghiệm bắt đầu được áp dụng từ lúc nào?

Thi trắc nghiệm được áp dụng từ khi nào?

Trắc nghiệm là một loại công cụ để đo lường năng lực của học sinh ở bất kỳ cấp học nào, bất kỳ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay xã hội.

Thi trắc nghiệm ở Việt Nam chỉ mới được Bộ Giáo dục áp dụng vào trường họ trong những năm gần đây. Từ năm 2008, thi trắc nghiệm được đưa vào các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ. Đến năm 2015 thì đã áp dụng cho các kỳ thi chung bằng phương pháp thi trắc nghiệm.

Các môn thi trắc nghiệm hiện nay

  • Từ năm 2008 - 2015: Có 4 môn thi theo hình thức trắc nghiệm: Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ
  • Từ năm 2015 - 2016: Người dự thi dùng kết quả tốt nghiệp THPTQG để xét tuyển đi kèm những môn liên quan đến khối thi được chọn.
  • Từ năm 2017 - nay: Có 3 môn: Toán, Văn, Anh là môn thi bắt buộc, 1 môn tổ hợp Tự nhiên hoặc tổ hợp Xã hội.

Những thuận lợi khi áp dụng hình thức thi trắc nghiệm 

Thi trắc nghiệm có thể mang tính may rủi trong quá trình làm bài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý, tính mẹo hoặc đôi khi dễ dàng gian lận. Điều này đem đến tính chính xác cao, dễ lấy điểm những câu khó. 

Thi trắc nghiệm chỉ xem xét dựa trên kết quả cuối cùng chứ không xét đến cách làm hay phương pháp làm của mỗi cá nhân. Việc này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí trong quá trình đánh giá bài thi.

Đồng thời, thi trắc nghiệm cũng tạo điều kiện đánh giá bài thi dễ hơn khi có thể quét đáp án bằng máy quét, có kết quả nhanh, hạn chế sự sai sót hay nhầm lẫn do người chấm thi.

Những lưu ý khi tổ chức một kỳ thi trắc nghiệm

Khi một đơn vị/ Hội đồng thi tổ chức một kỳ thi trắc nghiệm thì sẽ có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng bài thi cũng như quá trình diễn ra kỳ thi. Hãy tham khảo một số tiêu chí dưới đây để đảm bảo kỳ thi trắc nghiệm diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ nhé!
to chuc thi trac nghiem
Những yếu tố trong tổ chức kỳ thi trắc nghiệm


1. Tính thống nhất giữa các đơn vị thực hiện kỳ thi

Mỗi đơn vị, Hội đồng thi đều được cấp mã số riêng tương ứng với mã cung cấp cho thí sinh điền vào phiếu làm bài. Điều này giúp cho hệ thống Quản lý thi sẽ dễ dàng thu thập và kiểm soát được các Hội đồng thi, trường và đơn vị đăng ký dự thi trên phạm vị của sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Sau khi thu nhận kết quả kiểm tra bằng phiếu trả lời từ thí sinh, Hội đồng thi có thể cập nhật những thông tin liên quan giúp thí sinh dễ dàng nắm bắt những thông báo cá nhân, không bị nhầm lẫn với người khác ở các đơn vị đăng ký dự thi khác.

2. Việc in ấn, bàn giao đề thi

Yêu cầu kiểm tra cẩn thận về số lượng đề thi gốc, đề in sao; quá trình bàn giao đề thi đến các đơn vị đăng ký dự thi phải đảm bảo đúng quy định và đúng trình tự. Trước ngày thi diễn ra, các bộ đề đều được giữ an toàn và bảo mật, có niêm phong, khu vực cách biệt. Những người liên quan đến kỳ thi thực hiện đúng quy định trong thời gian trước kỳ thi, kiểm định đề thi trắc nghiệm có đầy đủ các yếu tố rõ ràng về đơn vị/ Hội đồng thi, chữ in rõ nét và đủ số trang, phiếu trả lời không được có những dấu tích khác lạ, đúng mã đề và môn thi.

3. Công tác chấm điểm, phúc khảo và đánh giá kết quả

Sau khi nhận đủ số lượng phiếu trả lời và chữ ký xác nhận nộp bài từ thí sinh, Hội đồng chấm thi thực hiện việc sắp xếp môn thi và mã đề dưới sự kiểm chứng và rõ ràng. Có sự bảo mật và không để người khác có mật khẩu nhằm thay đổi số liệu trong kỳ thi. Ban chấm thi phải đảm bảo tính công bằng, công khai, khách quan và sử dụng tốt các thiết bị quét đáp án trắc nghiệm, thiết bị tính toán,... Mọi kết quả đều được niêm phong và được theo dõi sát sao của Hội đồng thi; sau 2 lần đánh giá bài thi một cách riêng biệt thì kết quả sẽ được tổng hợp và bàn giao cho đơn vị/ Hội đồng thi từng khu vực.

4. Xét công nhận kết quả kỳ thi

Dựa vào kết quả kỳ thi và 1 số yếu tố khác, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xét công nhận và phê duyệt kết quả xét. Công bố danh sách theo khu vực và điều kiện để các đơn vị/ Hội đồng thi có thể nắm bắt thông tin nhanh chóng và rõ ràng nhất. Hoàn thiện báo cáo và công bố danh sách chính thức cho thí sinh.
Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tổ chức những kỳ thi trắc nghiệm. Hơn thế nữa, chúng tôi có thể giúp bạn xây dựng một đề thi trắc nghiệm online, góp phần đánh giá và tạo đề thi trắc nghiệm phù hợp, nắm rõ các trình tự tổ chức kỳ thi trắc nghiệm với các tính năng nâng cao.

>>> XEM THÊM: Làm cách nào để giúp học sinh của bạn đạt điểm cao qua các bài thi trắc nghiệm online
--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 0233 777 4455 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Tác giả bài viết: Võ Nhật Ly

Nguồn tin: tuvanthitracnghiem.com

Tổng số điểm của bài viết là: 35 trong 7 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
thitsdha_1
svvattta_1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây