1. Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên giúp doanh nghiệp thấy được điều gì về họ?
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên để đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Phân công công việc: việc áp dụng hình thức làm việc nhóm vừa đảm bảo hiệu quả công việc lại vừa thấy được năng lực phân công công việc, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm..
- Quản lý và kiểm soát công việc: Qua nhiệm vụ làm nhóm, nhà tuyển dụng sẽ nhận xét được trách nhiệm của từng ứng viên đối với công việc của cả nhóm nhờ cách họ quản lý và kiểm soát công việc được giao, cũng như việc sửa đổi các hành vi giao tiếp, giải quyết vấn đề nhằm phù hợp với công việc nhóm.
- Xử lý vấn đề và ra quyết định: Công việc nhóm sẽ có nhiều thành viên cùng làm, cho nên không có các ý kiến trái chiều nhau là chuyện dễ hiểu. Nhưng nhờ đó giúp nhà tuyển dụng nhận xét được trình độ giải quyết vấn đề và ra quyết định cuối cùng phù hợp với công việc.
- Thu thập thông tin và các ý tưởng: Kỹ năng này yêu cầu ứng viên phải đóng góp các thông tin và các ý tưởng sáng tạo và phù hợp với công việc. Càng nhiều thành viên thì càng có nhiều ý kiến để lựa chọn. Từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kỹ năng chọn lọc thông tin, ý tưởng để giải quyết công việc.
- Đàm phán và giải quyết xung đột: Làm việc nhóm không thể tránh được xung đột, tranh cãi giữa các thành viên. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được kỹ năng đàm phán cũng như giải quyết xung đột của ứng viên.
- Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên thành quả cho nhóm: Để làm tốt một công việc nhóm thì không chỉ cần năng lực mà còn cần có sự chia sẻ, cảm thông của các thành viên trong nhóm. Yếu tố này giúp các nhà tuyển dụng nhân xét ứng viên.
2. Top 10 câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm nhà tuyển dụng có thể tham khảo
Nhà tuyển dụng có thể tham khảo 10 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây để nhận xét kỹ năng làm việc nhóm của nhân sự:
1. Với tất cả dự án, tôi thường dựa vào kinh nghiệm và trình độ của mình hơn là làm việc và chia sẻ với mọi người.
2. Cho dù tập trung vào sự nghiệp riêng, tôi vẫn tận tình giúp đỡ các thành viên trong nhóm để họ cũng thành công như tôi.
3. Tôi luôn thấy tôi là thành viên chăm nhất trong nhóm.
4. Tôi luôn cố gắng hòa nhập và cùng mọi người làm tốt công việc chung.
5. Tôi luôn muốn tìm những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mà cả nhóm đang gặp phải, nhưng tôi lại không nhận được nhiều sự khích lệ cũng như cộng nhận về việc đó.
6. Trong nhóm mọi người thường thích làm việc với tôi nhất.
7. Tôi biết lợi ích của làm việc nhóm, đó là tạo ra nhiều sáng kiến và cách mới cũng như chia sẻ phần nào khối lượng công việc.
8. Dù không thích nhưng môi trường làm việc luôn yêu cầu tôi phải có năng lực làm nhóm.
9. Tôi thấy mình phải gánh hầu hết công việc trong nhóm nhưng không ai đánh giá cao tôi về điều đó.
10. Tôi là người linh hoạt và thích ứng nhanh với điều kiện mới.
Với mỗi câu hỏi trên ứng viên chọn 1 trong 5 đáp án gồm: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, phản đối và hoàn toàn phản đối.
Thang điểm của mỗi đáp án lựa chọn như sau:
Với những câu: 1, 3, 5, 8, 9, điểm số như sau:
Và những câu còn lại, điểm số như sau:
Qua thang điểm và kết quả bài trắc nghiệm của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể đánh giá theo các tiêu chí sau:
- 40 - 50 điểm: Bạn đúng là một nhân viên tuyệt vời của nhóm. Bạn hiểu được lợi ích và sự quan trọng của việc hợp tác trong công việc.
- 30 - 39 điểm: Bạn là nhân viên làm việc nhóm tốt. Bạn nhận ra sự cần thiết của tinh thần đồng đội nhưng bạn chưa thực sự hòa hợp và chia sẻ những kỹ năng, sáng kiến của mình với những người còn lại trong nhóm.
- 20 - 29 điểm: Bạn không quan tâm dù phải làm một mình hay làm nhóm. Bạn là người chỉ làm theo những gì sếp yêu cầu và bạn cũng không muốn nỗ lực để thay đổi bất cứ điều gì.
- Dưới 20 điểm: Bạn chắc chắn không muốn và không có khả năng làm nhóm. Bạn cần dành nhiều thời gian và cố gắng hơn để hiểu được giá trị và sự cần thiết của làm nhóm.
3. Một vài phương pháp hay được áp dụng khi làm nhóm
Để làm nhóm hiệu quả, cần dùng các phương pháp đa dạng để giúp cùng hợp tác và chia việc. Một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp cây vấn đề giúp nhà tuyển dụng phân tích chuyên sâu, tổng quát và thấy được gốc rễ và kết quả của vấn đề đó. Phương pháp này thường dùng để liệt kê các vấn đề mà nhóm cần xử lý. Hơn nữa phương pháp này còn được dùng để phân tích mục tiêu và phân tích chiến lược.
Nhóm trưởng nên dùng phương pháp này để giúp các nhóm viên hình dung rõ hơn những nội dung cơ bản cần giải quyết và các vấn đề liên quan.
- Phương pháp khung xương cá
Đây là phương pháp được áp dụng để phân tích vấn đề được đơn giản và hiệu quả. Đây là bức tranh mô tả mối quan hệ giữa một vấn đề và các nguyên nhân gây ra vấn đề đó.
Áp dụng khung xương cá giúp nhóm phân tích vấn đề toàn diện, kín kẽ và xem xét vấn đề tổng quát. Giúp loại bỏ được những thiếu sót và khuyết điểm không đáng có.
Giúp khai thác trình độ tư duy của các nhóm viên thì hay áp dụng phương pháp bể cá vàng. Hơn nữa phương pháp này còn mang đến không khí thân mật, gần gũi và luyện kỹ năng quan sát và kiềm chế của mỗi thành viên.
Vừa rồi là các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kỹ năng làm nhóm mà AZtest muốn chia sẻ đến các nhà tuyển dụng.
>>> Nguồn: https://aztest.vn/tin-tuc/tin-doanh-nghiep/tong-hop-cac-cau-hoi-trac-nghiem-danh-gia-ky-nang-lam-viec-nhom-nha-tuyen-dung-nen-biet-287.html.
>>> Xem thêm: Cách giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nhân viên kinh doanh tài năng.