TOP 5 trò chơi trong dạy Toán tiểu học thú vị nhất

Thứ hai - 28/03/2022 23:54
Đối với trẻ em, việc phải ngồi học trong khoảng 45 phút thường khiến trẻ mất trật tự, khó tập trung. Nếu gò ép trẻ trong khuôn khổ thì sẽ khiến trẻ không có hứng thú học tập, chất lượng học tập thấp. Vậy nên. AZtest sẽ giới thiệu 5 trò chơi dưới đây để tăng hứng thú học tập cho học sinh.
TOP 5 trò chơi trong dạy Toán tiểu học thú vị nhất

1. Trò chơi “Xếp hình theo mẫu” (trò chơi toán lớp 1)

Mục đích: Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn. Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.

Chuẩn bị:

Mỗi học sinh lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.

Giáo viên chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ).

Trò chơi xếp hình theo mẫu
Trò chơi xếp hình theo mẫu

Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.

Giáo viên đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp nhìn trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đó cất đi.

Khi giáo viên ra hiệu lệnh, học sinh dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của giáo viên đưa ra.

Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những học sinh nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.

2. Trò chơi xếp hàng thứ tự (Trò chơi môn Toán lớp 2)

Mục đích: Giúp học sinh củng cố so sánh và sắp xếp thứ tự các số. Từ các số tự nhiên đã cho học sinh tự so sánh, chọn lựa để có thể xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

Chuẩn bị:

- Giáo viên: chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau)

- Học sinh: mỗi đội 5 mảnh bìa ép Plastic để ghi các số.

Trò chơi xếp hàng thứ tự
Trò chơi xếp hàng thứ tự

Chọn đội chơi: Mỗi đội khoảng 4, 5 em tuỳ theo yêu cầu bài tập; các em tự đặt tên cho đội mình (Ví dụ: tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội Xanh, đội Đỏ)

Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1 phút )Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc theo yêu cầu như: “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn ” ; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau đó đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi.Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.

Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi 1000, Các số từ 101 đến 110, Các số từ 111 đến 200, Ôn tập các số trong phạm vi 1000 với các bài tập xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.

3. Trò chơi Ong đi tìm nhụy (Trò chơi môn Toán lớp 3)

Mục đích: Rèn tính tập thể. Giúp cho học sinh nhớ được các bảng nhân, chia

Chuẩn bị:

- 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm

- 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm

- Phấn màu

Trò chơi ong đi tìm nhụy
Trò chơi ong đi tìm nhụy

Cách chơi:

Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em

Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.

Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không ?

2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

4. Trò chơi điền số thích hợp (Trò chơi môn Toán lớp 4)

Chuẩn bị: vẽ các vòng tròn nhỏ

Cách chơi: điền số từ 1 đến 7 vào các vòng tròn nhỏ sao cho tổng của ba số trên cùng một vạch thẳng đều bằng nhau. Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em. Mỗi nhóm điền số vào bảng con , trong 5 phút nhóm nào điền đúng được nhiều bảng có tổng khác nhau hơn là thắng và được cả lớp tuyên dương.
 

Trò chơi điền số thích hợp
Trò chơi điền số thích hợp

Lưu ý: tổng các số từ 1 đến 7 bằng 28. Tổng của ba tổng trên các vạch bằng 28 cộng hai lần số ở vòng tròn giữa, và số này phải chia hết cho 3. Vì vậy, ta có các trường hợp sau: Số giữa là 1: tổng =28+2=30 (chia hết cho 3) – tổng ba số trên một vạch là 10.. Số giữa là 2 : tổng = 28+4=32 (không chia hết cho 3) – không được.. Số 3, 5, 6 cũng đều không được.

5. Trò chơi Đội nào vô địch (Trò chơi môn Toán lớp 5)

Mục đích chơi:

- Giúp học sinh nắm vững cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Rèn tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh, sáng tạo.

Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.

Thời gian chơi: 5 phút.

Trò chơi đội nào vô địch
Trò chơi đội nào vô địch

Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành ba đội, mỗi đội năm em và viết sẵn năm bộ đề toán cho ba đội.

Hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên hô (5 phút bắt đầu) thì mỗi em trong đội bốc thăm đề của mình trong bộ đề của đội và làm các yêu cầu của đề. Em nào làm xong trước thì nộp bài rồi về chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết thời gian giáo viên cùng cả lớp chấm điểm cho từng đội.

Luật chơi:

Mỗi bài giải đúng được 10 điểm.

Nếu sai một phép tính hoặc một lời giải trừ 2 điểm.

Mỗi bài nộp trước thời gian quy định được cộng thêm một điểm.

Hết thời gian mà bạn nào còn viết tiếp là phạm quy thì không được tính điểm.

Đội nào có tổng điểm nhiều hơn thì thắng cuộc.

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi của AZtest, thầy cô sẽ có được những buổi dạy hiệu quả, hứng thú cho học sinh.
 

>>> Nguồn: https://aztest.vn/tin-tuc/thong-bao/top-5-tro-choi-trong-day-hoc-toan-o-cac-khoi-lop-tieu-hoc-hay-va-thu-vi-nhat-197.html.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo đề thi thử công chức trực tuyến.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
thitsdha_1
svvattta_1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây